DỰ ÁN: TU BỔ, TÔN TẠO DI TÍCH ĐÌNH MỸ LƯƠNG (GIAI ĐOẠN 2). Địa điểm xây dựng: Xã Mỹ Lương, huyện Cái Bè, tình Tiền Giang

Giới thiệu di tích:
– Từ đường vào đình qua hàng rào song giày lười gucci sắt có cổng bằng bê tông được làm lại năm 2007, bên trên là bảng hiệu “Đình Mỹ Lương”. Qua cổng là con đường lát gạch tàu ngang 90cm cao 15cm, khoảng giữa đường vào có hai miếu thờ. Phía tay trái (từ trong đình nhìn ra) là một miếu xây bằng gạch có diện tích 1mx1mx1,2m thờ Cửu Thiên Huyền Nữ.
– Đối diện miếu Ngũ Hành Nương Nương là miếu thờ Chúa Sứ Sơn Quân miếu được xây dựng bằng gạch, chất liệu kết dính bằng ô dước, vách tường mái lợp ngói móc (ngói tây), miếu có diện tích (2,870mx2,2570m = 7,38 m2).
– Qua sân đình vào trong là Võ ca là ngôi nhà Rường. Để có không gian rộng làm sân khấu hát bội, Võ Ca được xây dựng hai nóc, diện tích 348,729 m2. Mặt tiền Võ Ca xây bằng gạch với các cột tròn và vách tạo thành các cửa vòm và trang trí các hoa văn hoa lá theo kiểu Châu Âu. Nền cao 40cm, bó nền bên trên bằng gạch đại (30cmx15cmx0,7cm), bên dưới ốp đá xanh hình da quy. Mặt nền lót gạch tàu (30cmx30cmx0,4cm), bên trong Võ ca có sân khấu diện tích (4,4mx6,65m), chiều cao của sân khấu là 0,62m. Mặt sân khấu hướng về Võ quy và Chánh điện. Đỡ mái Võ ca là hệ thống gồm 40 cột gỗ và 8 cột xi măng. Võ ca được kết cấu theo kiểu nhà rường toàn bộ cột làm bằng gỗ căm xe. Chân tảng đá xanh, hệ thống xiên, trích hình chữ nhật không chạm.
– Nối liền Võ ca với Chính điện là Võ quy là nơi các chức sắc trong đình và nhân dân hội tụ chuẩn bị trước khi vào Chánh điện hành lễ với diện tích là 189,65 m2. Võ quy được xây dựng theo dạng tứ trụ, hai mái bên điệp mái, nền cao hơn nền Võ ca 15cm, mặt nền lát gạch tàu vuông (30cmx30cmx0,4cm), bó nền bằng gạch đại và ốp đá xanh hình da quy như Võ ca. Đỡ mái ngói âm dương là hệ thống kèo, cột kết cấu theo kiểu nhà rường xiên, trích (trến), chân tảng đá xanh. Hai phía hai bên nhà Võ quy có vách song ở hàng cột hàng ba.
– Qua hệ thống cửa bức bàn từ Võ quy vào là Chính điện (là nơi thờ cúng và hành lễ), Chính điện có diện tích 189,625 m2, xây dựng theo kiểu tứ trụ cổ lầu, nền cao 60cm, bó nền bằng đá xanh cẩn da quy, bên trên là gạch đại, mặt nền lát gạch tàu (30cmx30cmx0,4cm). Xung quanh chính điện được bao bọc bằng vách gỗ được đóng bổ kho theo kiểu đóng đứng. Hệ thống xiên, trích, kèo, cột bằng gỗ căm xe không chạm với 30 cột gỗ tròn bên trong và 18 cột vuông ở hàng hiên. Chân tảng đá xanh vuông. Phần cổ lầu bên trên là một ngôi nhà có diện tích (3,5mx4,2m).
– Nhìn chung với kết cấu vật liệu truyền thống và cấu trúc nhà rường, tứ trụ, kèo, cột, xiên, trích được liên kết với nhau bằng hệ thống mộng chốt gỗ là chính, di tích kiến trúc đình Mỹ Lương mang đậm bản sắc văn hóa miền sông nước Nam Bộ vào những năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX.
– Về mặt trang trí đình Mỹ Lương được trang trí gồm bên trong và bên ngoài. Các họa tiết trang trí chủ yếu là đề tài mang hình tượng tứ linh: Long, Lân, Quy, Phượng và các loại hoa trái như: Mai, Lan, Cúc, Trúc, hoa, lá, chim, trĩ, lê, lựu, phật thủ, khổ qua, tùng lộc, chim trĩ…
– Các đề tài họa tiết trang trí được rút ra từ những triết lý Nho, Phật, Lão như vậy các nghệ nhân xưa hàm ý cầu mong quê hương, làng xóm được trường tồn mãi mãi, con cháu sinh sôi, nảy nở, cuộc sống được an lành, hạnh phúc. Đó cũng là nét văn hóa đặc trưng trong các công trình kiến trúc đình chùa Nam Bộ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, mà đình Mỹ Lương còn lưu giữ cho đến hôm nay.

Tin Liên Quan