DỰ ÁN: TU BỔ, TÔN TẠO ĐỊA ĐIỂM TRƯỜNG NGUYỄN ÁI QUỐC (1949), XÃ BÌNH THÀNH, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

I. GIỚI THIỆU VỀ DI TÍCH:
– Khu di tích nằm trên quả giày hermes đồi cao trên 20m so với mặt cánh đồng làng Luông, khoảng đất rộng trên 28.000 m2, có suối làng Luông chảy dưới chân tiếp giáp cánh đồng làng Luông rộng mở, tiếp giáp với đồi vầu, cọ, tạo nên một quần thể đẹp, nên thơ.
– Theo mô tả và ảnh tư liệu Hội trường, lớp học của trường trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đầy khó khăn gian khổ, được xây dựng khá rộng, có 8 mái, có 4 cửa ra vào, chất liệu xây dựng là gỗ, tre vách nứa, lợp lá cọ. Các nhà lán cho học viên ngủ ở rải rác quanh đồi…
– Năm 2005- năm 2006, Học viện Chính trị- hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh kết hợp với Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Thái Nguyên xây dựng và tôn tạo Nhà lưu niệm và nhà bia để ghi dấu sự kiện lịch sử ở bên 2 cây trám cổ thụ và một sân lễ hội rộng, trải dài nhìn xuống đồi chè, đồi sắn và khu đồng ruộng bao quanh. Dưới chân đồi là dấu tích đình làng Luông, còn các cột tảng đá xanh, đen 600*600, được người dân dựng tạm 1 nhà đền bằng gỗ đơn sơ lợp cọ, ngày rằm, Tết nguyên đán vẫn được dân thờ cúng. Cách đó là cây đa cổ thụ vòng thân 4-5 người ôm, tiếp giáp con suối tạo nên một cảnh quan đẹp, xanh ngút tầm mắt.
– Trải qua gần 70 năm tồn tại, do sự tác động của thời gian, khí hậu, môi trường, Hội trường 8 mái, nhà ở, bếp ăn, nhà hiệu bộ lợp bằng lá cọ, vách nứa hiện nay còn dấu tích cùng dấu vết của nền nhà, hầm, hào, …
– Tại nhà truyền thống của Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và Ban quản lý Khu di tích lịch sử – sinh thái ATK Định Hóa Thái Nguyên, Bảo tàng cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh sưu tầm được một số bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm hỏi hoặc đứng lớp giảng bài tại trường ở Làng Luông, tài liệu hiện vật về những hoạt động của Trường Đảng, Chính phủ, quân đội tại Làng Luông, xã Bình Thành, huyện Định Hóa trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp

Tin Liên Quan